Tổ chức lễ động thổ là một sự kiện quan trọng và mang ý nghĩa to lớn trong xây dựng. Các công trình dù nhỏ hay lớn đều sẽ tổ chức buổi lễ này dưới nhiều cách thức khác nhau. Vậy lễ khởi công công trình là gì? Quy trình tổ chức ra sao? Cần lưu ý những gì để buổi lễ được diễn ra thành công tốt đẹp? Hãy theo dõi ngay bài viết dưới đây.
Lễ khởi công là gì? Tầm quan trọng của lễ khởi công
Lễ khởi công xây dựng là buổi lễ được tổ chức khi bắt đầu xây dựng một công trình, dự án mới nào đó. Theo quan niệm của người xưa thì lễ khởi công chính là đang xin phép Thổ Địa cho phép xây dựng trên mảnh đất đã chọn cũng như cầu mong mọi điều tốt lành cho công trình.
Bên cạnh đó, tổ chức lễ khởi công công trình còn mang ý nghĩa truyền thông rất lớn. Đây chính là buổi thông cáo ra mắt công trình với cộng đồng và báo chí. Buổi lễ cũng chính là cột mốc đánh dấu công trình đã chính thức đưa vào thi công và sẽ hoàn thành trong thời gian dự kiến. Đây cũng là dịp hoàn hảo để chủ thầu và chủ đầu tư quảng bá thương hiệu và hình ảnh của mình đến nhiều người hơn thông qua dự án.
- Lễ khởi công xây dựng công trình -
Các yếu tố quan trọng cần lưu ý trước khi tiến hành lễ khởi công, động thổ
Để tổ chức một buổi lễ khởi công thành công và mang lại hiệu quả truyền thông cho doanh nghiệp thì chúng ta phải lên một kế hoạch cụ thể và tính toán các yếu tố có thể ảnh hưởng đến sự kiện để tránh những sai sót, rủi ro xảy ra.
- Yếu tố quan trọng khi tiến hành lễ khởi công -
Thiên thời địa lợi nhân hòa là những yếu tố quan trọng cần phải tính đến. Ngoài ra, chúng ta cũng cần phải lưu ý về yếu tố thời tiết, mâm cúng, thiết bị và các yếu tố liên quan đến luật pháp, giấy phép tổ chức.
- Giấy phép xây dựng, tổ chức: Để đảm bảo buổi lễ khởi công diễn ra đúng quy định của luật pháp, trước tiên chúng ta phải tiến hành kiểm tra điều kiện khởi công, chuẩn bị hồ sơ, giấy tờ pháp lý cần thiết và liên hệ với các cơ quan chức năng để xin giấy phép, đảm bảo công trình được xây dựng và tránh những rắc rối liên quan đến luật pháp.
- Thời gian: Vì lễ khởi công mang ý nghĩa tâm linh, liên quan đến Thổ công – Thổ địa do vậy, việc xem ngày giờ để tiến hành lễ khởi công là điều cần thiết và phải được chọn kĩ lưỡng. Thông thường, chúng ta có thể tự xem và chọn ngày dựa vào tuổi của chủ doanh nghiệp hoặc nhờ đến các chuyên gia phong thủy để lựa chọn ngày tốt và tránh được những ngày xấu
- Địa điểm: Thường lễ khởi công sẽ được diễn ra ngay tại địa điểm khu vực mà công trình hay dự án muốn tiến hành xây dựng.
- Thời tiết: Các lễ khởi công thường được tổ chức ngoài trời do vậy thời tiết thất thường, nắng hoặc mưa to cũng ảnh hưởng lớn đến việc tổ chức. Việc chuẩn bị nhà bạt, giàn không gian là yếu tố bắt buộc trong lễ khởi công xây dựng, động thổ dự án để tránh sự cố không đáng có do thời thiết gây nên.
- Thiết bị: Buổi lễ diễn ra thành công hay không một phần nhờ vào sự hỗ trợ của các máy móc, thiết bị chuyên dụng. Do vậy, việc chuẩn bị kĩ càng, kiểm tra, lắp đặt các máy móc, thiết bị trước sự kiện giúp buổi lễ diễn ra suôn sẻ hơn.
- Mâm cúng: Ở mỗi buổi lễ khởi công cúng thần Thổ công – Thổ địa thì không thể thiếu mâm cúng. Chuẩn bị mâm cúng đầy đủ thể hiện sự thành tâm của chủ đầu tư trước buổi lễ. Một mâm cúng đầy đủ, thịnh soạn sẽ đem đến may mắn và lộc tài. Ngoài ra để việc cúng bái bài bản hơn chúng ta có thể chuẩn bị sẵn văn tế cúng thổ công.
Kế hoạch và quy trình tổ chức lễ khởi công
Một chương trình chất lượng, thành công luôn đòi hỏi sự hoàn hảo từ rất nhiều yếu tố. Do vậy, nếu bạn là người trực tiếp quản lý và điều hành sự kiện thì bạn phải nắm rõ được hết các công việc cần làm trong lễ khởi công và đưa ra kế hoạch, danh sách công việc cụ thể để phân chia nhiệm vụ và tính toán ngân sách hợp lí.
- Kế hoạch và quy trình tổ chức -
Thông thường, tổ chức lễ khởi công cần chuẩn bị các công việc sau:
- Lên danh sách khách mời, đại biểu tham dự
- Khảo sát địa điểm, dọn dẹp vệ sinh mặt bằng, khu vực tổ chức lễ khởi công
- Thiết kế, in ấn các hạng mục bao gồm: Sân khấu, backdrop, bandroll, thiệp mời …
- Chuẩn bị các thiết bị, vật tư cần thiết cho buổi lễ
- Lên kịch bản chi tiết chương trình
- Bố trí trang trí, thi công sân khấu trước ngày diễn ra sự kiện
- Kiểm tra, tổng duyệt kế hoạch tổ chức
1. Lên danh sách khách mời, đại biểu tham dự
Khách mời, đại biểu tham dự luôn là yếu tố quan trọng trong mỗi sự kiện. Việc lựa chọn khách mời phù hợp, quan trọng sẽ giúp nâng cao hiệu quả của buổi lễ khởi công.
Chuẩn bị thiệp mời và các công việc tiếp đón khách mời tham dự một cách chu đáo nhất giúp thể hiện sự chuyên nghiệp của doanh nghiệp và tạo ấn tượng tốt với khách mời.
2. Khảo sát địa điểm – dọn dẹp vệ sinh
Khảo sát địa điểm, mặt bằng khu vực tổ chức lễ khởi công. Lựa chọn khu vực phù hợp để dựng sân khấu chính và các khu vực phụ liên quan như: bãi gửi xe cho khách mời, nhà vệ sinh lưu động, phòng chờ cho khách VIP, …
Tiến hành đo đạc để phục vụ cho việc thiết kế và dựng sân khấu.
Dọn dẹp tổng vệ sinh khu vực tổ chức lễ nhằm đảm bảo vệ sinh để buổi lễ diễn ra thuận lợi.
3. Thiết kế , in ấn
Triển khai kế hoạch thiết kế in ấn các hạng mục cần dùng cho buổi lễ khởi công bao gồm thiết kế sân khấu, backdrop, bandroll, standee, thiệp mời, cổng chào, …
Việc thiệt kế cũng cần được trú trọng và thực hiện tỉ mỉ. Thiết kế đẹp mang tính thẩm mỹ sẽ tạo ấn tượng tốt, thể hiện sự chuyên nghiệp và tạo điểm nhấn, góp phần xây dựng hình ảnh truyền thông cho doanh nghiệp.
4. Chuẩn bị trang thiết bị sử dụng trong lễ khởi công
Chuẩn bị cho lễ khởi công cần sử dụng các thiết bị sau đây:
- Hệ thống nhà giàn không gian, phông bạt, …
- Hệ thống âm thanh,ánh sáng, màn hình led ( tùy vào quy mô của sự kiện)
- Bàn, ghế cho các khách mời tham dự và bàn lễ tân đón khách
- Thảm đỏ, cột barie, bóng bay, hoa tươi, pháo điện, pháo giấy… phục vụ cho việc trang trí trong sự kiện
- Các dụng cụ cần thiết khi làm lễ khởi công: Găng tay, hộc xúc khởi công, xẻng, mũ bảo hộ, khay đựng, …
- Trà, nước cho các khách mời đại biểu tham dự
- Mâm cúng và văn tế cúng
- Lân sư rồng biểu diễn
5. Lên kịch bản chương trình
Trước khi bắt đầu tổ chức thì chúng ta cần tiến hành cúng lễ trước. Mâm lễ được bày trước khu vực dự định sẽ thi công. Sau đó tiến hành nghi thức cúng vái và chủ doanh nghiệp tự tay cầm cuốc cuốc vài nhát lên phần đất để mở màn tượng trưng.
Sau khi nghi thức cúng lễ hoàn thành, chúng ta sẽ bắt đầu đi đến việc tổ chức lễ khởi công theo kịch bản cùng với sự tham gia của các khách mời.
Kịch bản buổi lễ khởi công gồm 3 phần chính:
Phần Opening
- Đón khách và ổn định chỗ ngồi trước khi bắt đầu chương trình:
- Văn nghệ mở màn
- MC thông báo lý do, giới thiệu các khách mời đại biểu tham dự
Phần nghi lễ
- Đại diện chủ doanh nghiệp, chủ đầu tư phát biểu, tuyên bố chính thức khởi công xây dựng dự án
- Múa lân sư rồng: Báo hỉ, mang lại điều may mắn
- Thực hiện nghi thức động thổ
Phần hội
- Lân du hành vòng quanh khu vực khởi công
- Văn nghệ biểu diễn
- MC thông báo kết thúc lễ khởi công
6. Thi công trang trí sự kiện
Tổ chức sự kiện quy mô lớn hay nhỏ thì vẫn cần lên kế hoạch trang trí, setup một cách cẩn thận, chuẩn bị chu đáo từ bên ngoài lãn bên trong khu vực tổ chức.
- Khu vực cổng vào, lối vào sự kiện: Dựng cổng chào và treo bandroll,cờ, phướn dọc lối đi dẫn vào sự kiện. Trải thảm đỏ dọc lối đi và đặt cột barie hai bên tạo cảm giác trang trọng, lịch sự.
- Khu vực sân khấu: Dựng bục tam cấp lên xuống trải thảm đỏ, khung backdrop sân khấu chính, phía dưới sân khấu là bục xúc cát để chuẩn bị cho nghi lễ khởi công. Lắp đặt hệ thống pháo điện báo giấy trước sân khấu,…
- Layout khán phòng: Setup bàn ghế và đồ uống cho khách mời. tại bàn VIP đặt thêm lẵng hoa trang trí và bảng tên đại biểu.
- Khu vực lễ tân đón khách: Bàn lễ tân, bàn tiệc teabreak ( nếu có),…
7. Kiểm tra, tổng duyệt trước sự kiện
Việc kiểm tra, tổng duyệt trước sự kiện là công việc không thể thiếu trong bất kì các sự kiện lớn nhỏ nhằm đảm bảo quá trình chuẩn bị và thực hiện lễ khởi công có hiệu quả, diễn ra suôn sẻ và mang lại thành công cho doanh nghiệp.
Để tránh những rủi ro không đáng có, bạn cần phải tính toán, kiểm tra thật kĩ các hạng mục và có những phương án dự phòng, chủ động trong mọi tình huống để buổi lễ diễn ra liên tục và không bị gián đoạn.
- Sự chuẩn bị kỹ lưỡng tạo nên sự thành thành -
Những lưu ý khi tổ chức lễ khởi công
Chuẩn bị các trang thiết bị, dụng cụ và địa điểm tổ chức
Khâu chuẩn bị càng chu đáo thì buổi lễ sẽ diễn ra thành công, tốt đẹp. Hãy đảm bảo rằng các trang thiết bị dùng cho buổi lễ hoạt động tốt. Theo dõi và đốc thúc ban thi công dự án để đúng tiến độ. Ngoài ra, nếu buổi lễ có quy mô lớn thì nên phân chia khu vực và sắp xếp vị trí ngồi cho phù hợp.
Về cách thức tổ chức
Hãy lên danh sách khách mời hợp lý để đảm bảo việc phục vụ được tốt nhất. Đảm bảo thời gian và địa điểm diễn ra buổi lễ được bố trí và sắp xếp phù hợp, điều này sẽ giúp giảm trình trạng ùn tắc giao thông khi sự kiện diễn ra.
Đặt tiệc cho lễ khởi công
Sau khi lễ khởi công kết thúc, để có thêm thời gian và không gian để các đối tác trao đổi thêm với nhau, cũng như muốn gia tăng tình cảm trong việc hợp tác phát triển, các doanh nghiệp hiện nay thường lựa chọn tổ chức các buổi tiệc nhỏ ngay tại công trình hoặc ở một địa điểm thuận lợi khác.
Để tiết kiệm thời gian và công sức, thông thường các doanh nghiệp sẽ lựa chọn dịch vụ đặt tiệc bên ngoài. Tuy nhiên để lựa chọn được một đơn vị cung cấp dịch vụ đặt tiệc cho lễ khởi công xây dựng uy tín, chất lượng với mức kinh phí thấu hiểu là rất khó.
So sánh lễ khởi công và động thổ
Theo quan niệm xa xưa của người Việt và người phương Đông nói chung, trước khi làm bất kỳ việc gì thì đều cần phải cúng kiến thờ bái để cầu mong mọi sự thuận lợi, bao gồm cả xây nhà. Nghi thức về phong thuỷ này vẫn được người dân giữ gìn cho đến ngày nay, bởi vậy lễ khởi công luôn được chú trọng tổ chức cẩn thận và tỉ mỉ.
Tuy nhiên, hiện nay để tiết kiệm thời gian và công sức, rất nhiều đơn vị thường tổ chức lễ khởi công và động thổ cùng lúc. Điều này vô hình chung khiến người ta hiểu lầm hai nghi lễ này là một.
Điểm giống nhau
Lễ khởi công và động thổ đều mang ý nghĩa cầu mong sự thuận lợi, may mắn cho gia chủ từ khi tiến hành xây dựng cho đến khi an cư lạc nghiệp về sau. Ngoài mặt ý nghĩa về tâm linh thì cả hai nghi lễ này đều phải tuân theo các quy định cụ thể của pháp luật.
- Chủ đầu tư phải có giấy phép xây dựng
- Có bản vẽ thi công công trình
- Có hợp đồng thi công giữa chủ thầu và nhà đầu tư
- Đảm bảo trong quá trình thi công xây dựng phải thực hiện bảo vệ môi trường, an toàn lao động.
Như vậy có thể thấy rằng, một lễ khởi công hợp pháp, cần phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện trên. Do đó, nếu không được cấp phép xây dựng thì lễ khởi công và lễ động thổ cũng không thể được tiến hành.
- Lễ khởi công hay lễ động thổ -
Điểm khác biệt
Lễ động thổ
Quan niệm tâm linh của người Việt và người phương Đông tin rằng mỗi mảnh đất đều được cai quản bởi một vị thần gọi là Thổ Địa.
Do đó, về mặt ý nghĩa tâm linh lễ động thổ được coi là nghi lễ để xin phép thần linh có thể khởi công xây dựng trên mảnh đất đó, cầu mong thần linh có thể phù hộ cho quá trình thi công xây dựng thuận lợi, cuộc sống khi chuyển về ở nhà mới cũng được suôn sẻ, vui vẻ và hạnh phúc.
Lễ khởi công
Theo quan niệm duy tâm, mục đích của lễ khởi công là nghi thức kính cáo với tổ nghề của các đơn vị thực hiện thi công công trình, cầu mong công việc xây dựng được diễn ra thuận lợi, không gặp cản trở nào.
Như vậy, có thể thấy rằng điểm làm nên sự khác biệt giữa lễ khởi công và lễ động thổ là mục đích của buổi lễ. Hiện nay, nhiều đơn vị thi công thường thực hiện hai nghi lễ này cùng một lúc để tiết kiệm thời gian, công sức nhưng vẫn đảm bảo về mặt ý nghĩa.
Bên cạnh ý nghĩa trên, ngày nay lễ khởi công còn là một sự kiện chính thức được các doanh nghiệp, chủ đầu tư tổ chức nằm thông cáo đến truyền thông về dự án của mình, quảng bá hình ảnh công ty, doanh nghiệp rộng rãi hơn. Đồng thời cũng là buổi lễ kết nối, xây dựng thêm các mối quan hệ khác.
Với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp cùng kinh nghiệm nhiều năm trong việc thực hiện, tổ chức các sự kiện lớn nhỏ, công ty tổ chức sự kiện Sen Xanh Event sẽ mang đến cho bạn những trải nghiệm độc đáo và mới mẻ, đảm bảo mang lại một buổi lễ được tổ chức bài bản, quy mô. Giúp doanh nghiệp tiết kiệm nhiều thời gian và chi phí hơn.
Thông tin liên hệ
senxanhevent.vn © Công ty tổ chức sự kiện chuyên nghiệp hàng đầu Việt Nam
Hà Nội: R201 , Tầng 2 ,Tòa nhà Hancic 46, số 230 Lạc Trung, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Hải Phòng: Tầng 2 , Số 53 Lạch Tray , Quận Ngô Quyền , Tp Hải Phòng
Hotline: 0974468391
05 Cách Tổ Chức Sự Kiện Lễ Khởi Công
Dịch vụ tổ chức lễ khởi công xây dựng chuyên nghiệp
Tổ chức lễ khởi công công trình
Dịch vụ tổ chức lễ khởi công trọn gói
TỔ CHỨC LỄ KHỞI CÔNG
LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI HÃY GỌI ĐẾN 0974468391
hoặc để lại cho chúng tôi một tin nhắn [email protected]